Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cấy ghép nam châm

Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh như giảm thị lực, nguy cơ mất việc làm… Tuy nhiên, hiện nay, với nỗ lực của các nhà khoa học, người bệnh đã có thể chữa trị triệt để chứng bệnh này với kỹ thuật cấy ghép từ.

Các biện pháp điều trị rung giật nhãn cầu hiện nay

Có hai loại rung giật nhãn cầu bao gồm rung giật nhãn cầu bẩm sinh và rung giật nhãn cầu mắc phải. Rung giật nhãn cầu bẩm sinh xuất hiện lúc trẻ còn nhỏ, thường phát hiện khi trẻ được 6 - 12 tuần tuổi. Tình trạng này thường liên quan đến thị lực kém do các nguyên nhân tại mắt như đục thể thủy tinh bẩm sinh, lác, thiểu sản thần kinh thị giác… Rung giật nhãn cầu mắc phải xuất hiện muộn hơn, thường do các nguyên nhân liên quan bệnh lí nội khoa, chấn thương hay do các vấn đề về thần kinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như di truyền, mắc bệnh bạch tạng, bệnh lý tai trong, sử dụng thuốc (lithium, thuốc chống động kinh), nghiện rượu, bệnh lý tại mắt hay chấn thương đầu… Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tình trạng rung giật nhãn cầu nhưng người bệnh vẫn có thể được chữa trị bằng việc dùng thuốc để làm giảm một vài chuyển động rung giật của mắt nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được phẫu thuật cơ vận nhãn để giảm mức độ trầm trọng của bệnh và cải thiện vẻ thẩm mỹ bên ngoài nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn rung giật nhãn cầu. Để cải thiện thị lực, người bệnh có thể được chỉ định đeo kính giúp nhìn rõ ràng hơn.

Cấy ghép nam châm - Biện pháp triển vọng trị rung giật nhãn cầuCấy ghép nam châm.

Thành công đầu tiên của cấy ghép từ đối với mắt

Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Đại học London và Đại học Oxford, Anh đã tập trung tìm kiếm cách kiểm soát sự vận động của cơ mắt để quản lý các triệu chứng từ tình trạng rung giật nhãn cầu. Các cơ chế chính xác gây ra biểu hiện này vẫn chưa được biết, nhưng nhóm nghiên cứu tập trung vào việc phát triển một bộ phận giả sử dụng lực từ để làm chậm chuyển động cơ mắt.

Kỹ thuật bao gồm cấy ghép hai nam châm, cả hai đều được bọc trong titanium, một được gắn ở xương ở đáy mắt và tương tác với nam châm nhỏ thứ hai được khâu vào một trong những cơ ngoài điều khiển sự chuyển động của mắt. Kỹ thuật này không ảnh hưởng đến phản xạ chớp mắt tự nhiên của người bệnh do những lực của phản xạ này lớn hơn các rung giật nhãn cầu và chỉ cần nam châm nhỏ để không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho mắt, GS. Quentin Pankhurst - người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Kỹ thuật này đã được thực hiện thành công trên bệnh nhân gần 50 tuổi bị rung giật nhãn cầu do khối u lympho Hodgkin (ung thư hạch bạch huyết) - người đang đối diện với khả năng mất việc cao do khả năng nhìn kém. Trước khi cấy ghép, các nam châm đã được kiểm tra an toàn bằng cách thử nghiệm với ống kính tiếp xúc. Ngay sau phẫu thuật, thị lực của ông được cải thiện rõ rệt, không còn hình ảnh nhìn đôi trước đây, độ sắc nét thị giác tăng đáng kể mà không ảnh hưởng đến sự chuyển động chức năng của mắt. Sau 4 năm, các triệu chứng của rung giật nhãn cầu không phát triển, hai nam châm được cấy ghép vẫn ổn định, tầm nhìn cho các hoạt động hàng ngày như đọc sách, xem truyền hình được nâng lên rõ rệt và ông đã quay trở lại làm việc bình thường.

Kỹ thuật này không được áp dụng trong trường hợp nào?

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc cấy một thiết bị giả tạo có thể điều khiển sự chuyển động của mắt. BS. Parashkev Nachev - tác giả chính của nghiên cứu cho biết, thành công này mở ra một lĩnh vực mới trong việc sử dụng cấy ghép từ để tối ưu hóa sự chuyển động của các bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, cấy ghép từ không có hiệu quả đối với tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là những trường hợp bị loãng xương, những người phải chụp MRI thường xuyên. Trong thời gian tới, những nghiên cứu tiếp theo về cấy ghép từ sẽ tiếp tục được tiến hành để xác định những đối tượng cụ thể mà thủ thuật này có hiệu quả nhất.

Nguyễn Lê Phương

((Theo newatlas, ucl.ac.uk))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người cao tuổi mắc bệnh khớp nên tập luyện thế nào?

Chứng bệnh khớp thường gặp khi có tuổi Thực ra đó là một loại bệnh mạn tính, thường phát sinh sau tuổi trung niên, phần nhiều ở các khớp cổ,...